BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm quyết định số: ……/QĐ-ĐHSPKT, ngày …… tháng …… năm 2022
của Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)
Ngành đào tạo : QUẢN LÝ KINH TẾ
Tên tiếng anh : ECONOMICS AND MANAGEMENT
Mã ngành : 8310110
Trình độ đào tạo : Thạc sĩ
Đào tạo theo định hướng : Ứng dụng
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành đào tạo : QUẢN LÝ KINH KẾ
Trình độ đào tạo : Thạc sĩ
Mã ngành : 8310110
Văn bằng tốt nghiệp : Thạc sĩ
(Ban hành kèm quyết định số: ……/QĐ-ĐHSPKT, ngày …… tháng …… năm 2022
của Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)
1. Thời gian đào tạo:
Thời gian đào tạo tiêu chuẩn là 1.5 năm (18 tháng). Học viên được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập không quá 1/2 năm (06 tháng), hoặc chậm hơn so với kế hoạch học tập nhưng tổng thời gian đào tạo không vượt quá 03 năm (36 tháng) tính từ ngày quyết định công nhận học viên cao học có hiệu lực đến thời điểm nộp hồ sơ xét tốt nghiệp
2. Đối tượng tuyển sinh:
- Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp. Đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu có kết quả xếp hạng tốt nghiệp đại học từ loại khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập và nghiên cứu
- Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, thể hiện qua một trong các minh chứng sau:
a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục I của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực 02 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
d) Đạt yêu cầu kỳ thi đánh giá năng lực đầu vào Anh văn tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Trường ĐH SPKT TP.HCM tổ chức.
- Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; ngoài ra phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục I của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực 02 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
2.1. Ngành phù hợp:
Theo Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học, ngành phù hợp gồm có các nhóm ngành như: Kinh tế học, Kinh doanh, Quản trị - Quản lý
Người học không phải học bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học.
2.2. Ngành gần:
Đối với người dự tuyển có bằng tốt nghiệp đại học không thuộc nhóm ngành phù hợp ở trên, hoàn thành học bổ sung kiến thức theo danh mục các môn học do trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh quy định
Nhóm ngành như: Tài chính – Ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán
Các môn học bổ sung: bổ sung 2 môn (lựa chọn trong danh sách các môn dưới đây:
- Quản trị Marketing – 3 TC;
- Quản trị học – 3 TC;
- Tài chính doanh nghiệp – 3 TC;
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – 3 TC;
Người học phải học bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học trước khi dự thi, và phải đóng học phí các học phần bổ sung theo mức học phí quy định đối với hệ đại học.
2.3. Ngành khác:
Đã tốt nghiệp đại học một ngành không thuộc khối ngành kinh tế (các nhóm ngành ngoài các nhóm đã nêu ở trên),
Các môn học bổ sung: học bổ sung 4 môn (lựa chọn trong danh sách các môn dưới đây):
- Quản trị Marketing – 3 TC;
- Quản trị học – 3 TC;
- Kinh tế học đại cương – 3 TC;
- Nguyên lý kế toán – 3 TC;
- Lý thuyết tài chính tiền tệ – 3 TC;
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – 3 TC;
- Tài chính doanh nghiệp – 3 TC;
- Quản trị chiến lược – 3 TC;
Người học phải học bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học trước khi dự thi, và phải đóng học phí các học phần bổ sung theo mức học phí quy định đối với hệ đại học.
3. Phương thức tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh
- Trường ĐH SPKT TP.HCM tuyển sinh các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng hình thức xét tuyển, bảo đảm đánh giá minh bạch, công bằng, khách quan và trung thực về kiến thức, năng lực của người dự tuyển.
- Trường ĐH SPKT TP.HCM có thể tổ chức tuyển sinh trực tuyến trong trường hợp cần thiết, đảm bảo đáp ứng đầy đủ những điều kiện để kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với tuyển sinh trực tiếp.
-Việc tuyển sinh được tổ chức nhiều lần trong năm tùy vào điều kiện thực tế và đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng và tiến độ thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ theo quy định hiện hành.
4. Thang điểm, quy trình đào tạo, điều kiện bảo vệ đề án và tốt nghiệp
4.1. Thang điểm:10
4.2. Quy trình đào tạo:
Thực hiện theo Quyết định số 2378/QĐ-ĐHSPKT ngày 24/8/2022 của Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM
4.3. Điều kiện bảo vệ đề án
Học viên chỉ được phép bảo vệ Đề án tốt nghiệp (ĐATN) khi hội đủ tất cả điều kiện dưới đây:
a) Học viên đã hoàn thành tất cả các học phần của chương trình đào tạo, có điểm trung bình chung các học phần trong chương trình đào tạo đạt từ 5,5 trở lên (theo thang điểm 10);
b) Học viên phải hoàn thành nghĩa vụ đóng đầy đủ học phí theo qui định của Nhà Trường;
c) Hoàn thành thủ tục đăng ký bảo vệ theo thông báo của Phòng Đào tạo, có cam đoan danh dự về kết quả nghiên cứu trung thực, nộp luận văn đồng thời phải có ý kiến xác nhận của người hướng dẫn là luận văn đạt các yêu cầu theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 27 của Quy chế này;
d) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật đình chỉ học tập;
đ) Không trong thời gian bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận văn.
e) Được ít nhất 1 phản biện tán thành đề án/luận văn và đồng ý cho phép bảo vệ trước Hội đồng đánh giá. Trường hợp nếu cả 02 phản biện không không đồng ý cho phép bảo vệ, học viên sẽ không được ra hội đồng bảo vệ và phải làm thủ tục kéo dài đề án/luận văn theo hướng dẫn của Phòng Đào tạo.
- Điều kiện của ngành: Không có
4.4. Điều kiện tốt nghiệp:
a) Đã hoàn thành các học phần của chương trình đào tạo và bảo vệ luận văn, đề án đạt yêu cầu theo quy định;
b) Có trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Trong hồ sơ xét tốt nghiệp, học viên phải nộp về Phòng Đào tạo một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ (còn giá trị hiệu lực) đạt trình độ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục I của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành khác mà chương trình được thực hiện hoàn toàn bằng ngôn ngữ nước ngoài;
c) Hoàn thành các trách nhiệm theo quy định của Trường ĐH SPKT TP.HCM; không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật, đình chỉ học tập.
5. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra
5.1. Mục đích (Goals)
Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ là đào tạo ra những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao cho các lĩnh vực liên quan đến ngành Quản lý kinh tế. Trang bị cho người học những kiến thức chuyên sâu để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong các lĩnh vực thuộc ngành, các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương các công việc của người thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế.
Hướng dẫn: là tuyên bố tổng quát về lý do tồn tại của CTĐT, xác định năng lực về kiến thức, năng lực về nghề nghiệp/nghiên cứu...
5.2. Mục tiêu đào tạo (Objectives)
Học viên tốt nghiệp có kiến thức cơ bản và chuyên ngành vững vàng.
Học viên tốt nghiệp có khả năng sáng tạo, nghiên cứu khoa học và giải quyết vấn đề khoa học, các vấn đề mới một cách độc lập, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Quản lý kinh tế.
Học viên tốt nghiệp có khả năng phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, sử dụng tin học thành thạo, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong làm việc và nghiên cứu.
Học viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhiệm tốt các công tác nghiên cứu, phát triển tại các tập đoàn, công ty liên quan hoặc giảng dạy, hướng dẫn và thực hiện công việc nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học có chuyên ngành Quản lý kinh tế.
5.3. Chuẩn đầu ra (Program outcomes)
Ký hiệu
|
Chuẩn đầu ra
|
Trình độ năng lực
|
|
Kiến thức
|
|
|
Vận dụngkiến thứcchuyên ngành sâu đểcó thểgiải quyếtcác vấn đề liên quan đến Quản lý kinh tế.
|
3
|
|
Phát triển tư duy phản biện để giải quyết các vấn đề tại cơ quan, tổ chức trong điều kiện hội nhập
|
4
|
|
Áp dụngkiến thứcđểnghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Quản lý kinh tế ở cấp độ thạc sĩ.
|
3
|
|
Kỹ năng
|
|
|
Phân tích và giải quyết các vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vựcQuản lý kinh tế.
|
4
|
|
Ứng dụng CNTT để giải quyết các vấn đề quản lý kinh tế.
|
3
|
|
Cókhả năng tham gia, phối hợp các dự án nghiên cứu trong và ngoài nước
|
3
|
|
Lãnh đạo, giám sátvàđiều hành công việc
|
4
|
|
Thái độ
|
|
|
Đề caoý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp
|
4
|
|
Cótrách nhiệm truyền đạt, nghiên cứu khoa họcvà đào tạo
|
3
|
|
Nhận thức về tầm quan trọng của việc học và sự cần thiết phải học tập,nâng cao kiến thức suốt đời
|
2
|
5.4. Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, các học viên có thể đảm nhận các vị trí chủ chốt tại:
- Các Chuyên viên hoặc Cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan thuộc các tổ chức phi chính phủ về quản lý các dự án, chương trình tài trợ phát triển, nghiên cứu thị trường, xúc tiến kinh doanh, thương mại…
- Các vị trí quản lý kinh doanh tại doanh nghiệp từ cấp cơ sở đến cấp cao, lãnh đạo.
5.5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
Sau khi ra trường, học viên có một nền tảng kiến thức, tư duy vững chắc, khả năng tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kinh tế phát triển… ở bậc tiến sĩ.
6. Khối lượng kiến thức toàn khoá:
Tổng số tín chỉ toàn khóa : 60 TC
Trong đó:
- Môn học chung : 07 TC
- Kiến thức cơ sở ngành : 21 TC
- Kiến thức chuyên ngành : 23 TC
- Đề án Tốt nghiệp : 09 TC
7. Nội dung chương trình
TT
|
Mã môn học
|
Môn học
|
Số tín chỉ
|
Tổng
|
Lý thuyết
|
Thực hành/
Thí nghiệm
|
Bài tập/
Tiểu luận
|
I.
|
Môn học chung
|
7
|
|
|
|
|
PHIL530219
|
Triết học
|
4
|
|
|
|
|
SRME530126
|
Phương pháp nghiên cứu khoa học
|
3
|
2
|
|
1
|
II
|
Kiến thức cơ sở ngành
|
21
|
|
|
|
Phần bắt buộc
|
15
|
|
|
|
|
ADEC520222
|
Kinh tế học nâng cao
|
3
|
3
|
|
|
|
LEMA530322
|
Lãnh đạo và quản lý
|
3
|
3
|
|
|
|
STME530422
|
Quản lý nhà nước về kinh tế
|
3
|
3
|
|
|
|
DEEC530522
|
Kinh tế phát triển
|
3
|
3
|
|
|
|
TAPA530622
|
Phân tích chính sách thuế
|
3
|
3
|
|
|
Phần tự chọn(chọn 2 trong 4 môn)
|
6
|
|
|
|
|
DANE530722
|
Phân tích dữ liệu trong quản lý kinh tế
|
3
|
3
|
|
|
|
LOMA530822
|
Marketing địa phương (Marketing vĩ mô)
|
3
|
3
|
|
|
|
HUMA530922
|
Quản trị nguồn nhân lực
|
3
|
3
|
|
|
|
STMA531022
|
Quản trị chiến lược
|
3
|
3
|
|
|
III
|
Kiến thức chuyên ngành
|
23
|
|
|
|
Phần bắt buộc
|
17
|
|
|
|
|
INTE531122
|
Thực tập 1 (Nghiên cứu lý luận và thực tiễn)
|
3
|
|
3
|
|
|
INTE531222
|
Thực tập 2 (Thực tập tại đơn vị)
|
3
|
|
3
|
|
|
PUFI521322
|
Quản lý tài chính công và ngân sách
|
2
|
|
|
|
|
INEC531422
|
Quan hệ kinh tế quốc tế
|
3
|
|
|
|
|
PUAD532022
|
Quản lý dịch vụ hành chính công
|
3
|
|
|
|
|
SEMI531522
|
Chuyên đề
|
3
|
|
|
|
Phần tự chọn(chọn 2 trong 4 môn)
|
6
|
|
|
|
|
ENRE531622
|
Kinh tế tài nguyên và môi trường
|
3
|
|
|
|
|
AGEC531722
|
Kinh tế nông nghiệp
|
3
|
|
|
|
|
INEC531822
|
Kinh tế công nghiệp
|
3
|
|
|
|
|
SEEC531922
|
Kinh tế dịch vụ
|
3
|
|
|
|
IV
|
THES592122
|
Đề án tốt nghiệp
|
09
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
60
|
|
|
|
8. Kế hoạch đào tạo
Học kỳ 1:
TT
|
Mã MH
|
Tên MH
|
Số TC
|
Mã MH trước,
MH tiên quyết
|
|
PHIL530219
|
Triết học
|
4
|
|
|
SRME530126
|
Phương pháp nghiên cứu khoa học
|
3
|
|
|
ADEC530222
|
Kinh tế học nâng cao
|
3
|
|
|
LEMA530322
|
Lãnh đạo và quản lý
|
3
|
|
|
TAPA530622
|
Phân tích chính sách thuế
|
3
|
|
|
|
Phần tự chọn(chọn 2 trong 4 môn nhóm tự chọn kiến thức cơ sở ngành)
|
6
|
|
Tổng
|
21
|
|
Học kỳ 2:
TT
|
Mã MH
|
Tên MH
|
Số TC
|
Mã MH trước,
MH tiên quyết
|
|
SEMI531522
|
Chuyên đề
|
3
|
|
|
STME530422
|
Quản lý nhà nước về kinh tế
|
3
|
|
|
DEEC530522
|
Kinh tế phát triển
|
3
|
|
|
PUFI521322
|
Quản lý tài chính công và ngân sách
|
2
|
|
|
INEC531422
|
Quan hệ kinh tế quốc tế
|
3
|
|
|
INTE531122
|
Thực tập 1
|
3
|
|
|
INTE531222
|
Thực tập 2
|
3
|
|
Tổng
|
20
|
|
Học kỳ 3:
TT
|
Mã MH
|
Tên MH
|
Số TC
|
Mã MH trước,
MH tiên quyết
|
|
PUAD532022
|
Quản lý dịch vụ hành chính công
|
3
|
|
|
|
Phần tự chọn:chọn 2 môn trong các môn nhóm tự chọn kiến thức chuyên ngành
|
6
|
|
|
THES592122
|
Đề án tốt nghiệp
|
09
|
|
Tổng
|
18
|
|
9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các môn học
9.1. Triết học (Philosophy) 4 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Học phần nhằm nâng cao tính khoa học và tính hiện đại của lý luận, gắn lý luận với những vấn đề của thời đại và của đất nước, đặc biệt là nâng cao năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn, vào lĩnh vực khoa học chuyên môn.
Mô tả học phần: Học phần bao gồm các nội dung về tư duy và lý luận triết học Mác-Lênin, các phương pháp vận dụng lý luận vào thực tiễn, vào lĩnh vực khoa học chuyên môn.
9.2. Phương pháp NCKH (Scientific Research) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Giúp học viên hiểu được các phương pháp nghiên cứu trong khoa học kinh tế. Nắm được cách thúc tiền hành nghiên cứu, thu thập thông tin, xử lý thông tin và viết báo cáo nghiên nghiên khoa học.
Mô tả học phần: Môn học giúp học viên xây dựng và phát triển ý tưởng, vấn đề nghiên cứu, thiết kế khung nghiên cứu để thực hiện vấn đề nghiên cứu thông qua các bước đi đã được thể hiện trong khung nghiên cứu. Kết quả cuối cùng được thể hiện qua báo cáo nghiên cứu.
9.3. Kinh tế học nâng cao (Advanced Economics) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Trang bị cho học viên cao học các kiến thức chuyên sâu về mối quan hệ giữa các thành phần trong nền kinh tế, từ đó nhận định được vai trò của nhà quản lý kinh tế trong hoạt động kinh tế.
Mô tả học phần: Môn học “Kinh tế học nâng cao” cung cấp cho học viên cao học những kiến thức chuyên sâu nghiên cứu hành vi của toàn bộ nền kinh tế. Môn học này nghiên cứu hai lĩnh vực cơ bản: kinh tế vi mô (xem xét nền kinh tế dưới góc độ nhà sản xuất và người tiêu dùng trong các thị trường) và kinh tế vĩ mô (tổng thể của nền kinh tế và xem xét vai trò của chính phủ).
9.4. Kinh tế phát triển (Development Economics) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Mục tiêu của học phần giúp người học có khả năng phân tích và lựa chọn phương án phát triển kinh tế. Học phần đề cập nội dung phân tích ba khía cạnh cơ bản của phát triển kinh tế là: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển; Chiến lược và sách lược phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Dựa trên cơ sở đó có thể phân tích và lựa chọn những chiến lược phát triển kinh tế ở các nước.
Mô tả học phần: Học phần này trang bị cho người học những kiến thức thuộc phạm trù cơ bản của môn học như tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, các thước đo sự tăng trưởng kinh tế, các mô hình tăng trưởng kinh tế. Phân tích các nguồn lực để phát triển kinh tế như vốn, tài nguyên, lao động và khoa học công nghệ, vấn đề nghèo đói, phân phối thu nhập và mất công bằng xã hội, các chính sách tài chính tiền tệ, ngoại thương, đầu tư trong và ngoài nước…
9.5. Phân tích chính sách thuế (Tariff Policy Analytics) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Giúp học viên nắm được những kiến thức cơ bản về thuế và chính sách thuế. Từ đó, người học sẽ có khả năng phân tích, đánh giá được tác động của chính sách thuế đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường khả năng vận dụng linh hoạt các chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn.
Mô tả học phần: Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Thuế và chính sách quản lý thuế, bao gồm Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế; Sự ra đời và tính tất yếu khách quan của thuế; Khái niệm và đặc điểm của thuế; Phân loại thuế, các yếu tố cấu thành nên một sắc thuế; Khái niệm, đặc điểm và phương pháp tính của các loại thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế xuất nhập khẩu; Nội dung quy định của pháp luật đối với các sắc thuế nêu trên; Chế độ pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật về thuế… nhằm giúp người học có khả năng phân tích, đánh giá tác động của chính sách thuế đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
9.6. Quan hệ kinh tế quốc tế (International Economic Relations) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Giúp học viên hiểu được các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế. Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về các lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, quan hệ quốc tế về khoa học công nghệ, những vấn đề về tiền tệ quốc tế, các liên kết quốc tế kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Mô tả học phần: Môn học giới thiệu các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế thông qua các chủ thể trên thế giới. Các lý thuyết, các chính sách thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, quan hệ quốc tế về khoa học công nghệ, những vấn đề về tiền tệ quốc tế, các liên kết kinh tế quốc tế của các khu vực và thế giới. Bên cạnh đó cũng môn học cho thấy các lợi ích của các quốc gia khi tham gia liên kết kinh tế nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.
9.7. Quản lý tài chính công và ngân sách (Public financial management and Financial Budgets) 2 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Trang bị cho học viên cao học các kiến thức chuyên sâu cần thiết và các phương pháp tính thích hợp trong việc tổ chức quản lý, chính sách sử dụng và hệ thống các công cụ quản lý tài chính công và các quỹ tài chính khác ngoài NSNN, qua đó nhằm tìm kiếm sự tổng hòa các mối quan hệ giữa chính sách tài chính công quốc gia với các chính sách tài chính khác trong hệ thống tài chính, góp phần từng bước nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Mô tả học phần: Môn học “Quản lý tài chính công và ngân sách” nghiên cứu những vấn đề cơ bản và phổ biến về các công cụ huy động và các chính sách chi tiêu tài chính công của nhà nước. Phân tích vai trò của khoản tài trợ, thuế, phí sử dụng và những ảnh hưởng đến dịch vụ công cung cấp. quản lý các khoản thu và các khoản chi và biện pháp để cân đối ngân sách một cách hiệu quả. Cách phát triển các mô hình để dự đoán nguồn thu trong tương lai và chi tiêu, cung cấp cho các nhà hoạch định ngân sách một khuôn khổ cho kế hoạch dài hạn qua đó phát triển mối liên kết giữa quy trình lập kế hoạch tài chính và quy trình lập kế hoạch chiến lược.
9.8. Phân tích dữ liệu trong quản lý kinh tế (Data Analytics)
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Môn học giúp học viên khả năng tìm kiếm và phân tích những dữ liệu kinh tế nhằm hỗ trợ học viên trong quá trình viết luận văn sau này. Môn học cũng trang bị cho học viên khả năng sử dụng các phần mềm phân tích dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh như SPSS, Eview và Excel. Cuối cùng, môn học cũng giúp học viên cách đọc các kết quả nghiên cứu của người khác và diễn dịch các kết quả nghiên cứu của chính mình khi phân tích các dữ liệu kinh tế.
9.9. Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Giúp học viên nắm được những kiến thức cơ bản về quản trị nguồn nhân lực. Từ đó, người học sẽ có khả năng phân tích, hoạch định nguồn nhân lực cho tổ chức của mình nhằm tăng cường khả năng vận dụng đáp ứng nhu cầu nhân sự cho tổ chức.
Mô tả học phần: Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Quản lý nhân sự, bao gồm:Học phần mô tả về tầm quan trọng và những xu hướng chung của công tác quản lý nhân sự bên trong mỗi tổ chức; Học phần cũng cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết về những công tác quản trị nguồn nhân lực cụ thể như hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển dụng nhân sự, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quản trị tiền lương, hệ thống đãi ngộ và quan hệ lao động trong tổ chức… nhằm giúp người học có khả năng phân tích, hoạch định nguồn nhân lực cho tổ chức của mình.
9.10. Quản trị chiến lược (Strategic Management) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Giúp học viên nắm được những kiến thức cơ bản về quản trị chiến lược. Từ đó, người học sẽ có khả năng phân tích, đánh giá được môi trường kinh doanh, xây dựng sứ mệnh, mục tiêu kinh doanh, cũng như phân tích được các chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng nhằm cạnh tranh với nhau, và cách vận dụng những công cụ chiến lược để đưa ra định hướng và lựa chọn chiến lược cho các tình huống khác nhau.
Mô tả học phần: Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quản trị chiến lược, bao gồm các khái niệm cơ bản về tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược, chiến thuật, môi trường kinh doanh, chiến lượccấp công ty, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, chiến lược cấp chức năng, các chiến lược cạnh tranh, và các chiến lược hỗ trợ… nhằm giúp người học có khả năng phân tích, đánh giá môi trường để xây dựng và quản trị chiến lược.
9.11. Marketing địa phương (Local Marketing) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Giúp học viên nắm được những kiến thức cơ bản về marketing nói chung và Marketing địa phương nói riêng. Từ đó có chiến lược quảng bá sản phẩm của địa phương cũng như thu hút đầu tư vào địa phương.
Mô tả học phần: Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Marketing địa phương, người học sẽ có khả năng phân tích, đánh giá thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để có thể đưa ra các chiến lược về sản xuất sản phẩm tại địa phương cũng nhu các hoạt động phân phối và chiến lược truyền thông để quảng bá, khai thác thị trường. Bên cạnh đó có chiến lược quảng bá địa phương nhằm thu hút đầu tư vào các lĩnh vực cần phát triển, ưu tiên phát triển tại địa phương.
9.12. Quản lý nhà nước về kinh tế (State Management of Economic) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Giúp học viên nắm được những kiến thức cơ bản về Quản lý nhà nước về kinh tế. Từ đó, người học sẽ có khả năng phân tích, đánh giá được môi trường quản lý, xây dựng các qui định quản lý liên quan đến lĩnh vực công tác của mình.
Mô tả học phần: Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản quản lý nhà nước về kinh tế, bao gồm Giới thiệu cơ chế quản lý, những công cụ quản lý để thực hiện quản lý cũng như các nguyên tắc, các qui định trong quản lý nhà nước về kinh tế đối với từng vực.
9.13. Lãnh đạo và quản lý (Leadership and Management) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Giúp học viên hiểu được mối tương quan và khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo. Hiểu và phân biệt những ưu, khuyết điểm của từng phong cách lãnh đạo, các nội dung, đặc điểm của nghệ thuật lãnh đạo trong quản lý thực tế. Học viên sẽ biết cách sử dụng phong cách lãnh đạo phù hợp cho từng tình huống quản lý.
Mô tả học phần: Môn học giới thiệu tương quan và khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo. Những yêu cầu và phẩm chất cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo. Các phong cách lãnh đạo: phong cách dân chủ, phong cách độc đoán, phong cách tự do. Nêu lên tính nghệ thuật và khoa học trong lãnh đạo; Các nội dung cơ bản của nghệ thuật lãnh đạo; Đề cập đến vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo; Phân biệt quyền hạn và quyền lực, nghệ thuật giao quyền và ủy quyền công việc hiệu quả.
9.14. Quản lý dịch vụ hành chính công (Public Administrative Service Management) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Trang bị cho học viên cao học các kiến thức về dịch vụ hành chính công nhằm giúp họ hiểu được vai trò của dịch vụ hành chính công đối với các bộ phận dân cư, doanh nghiệp. Từ đó giúp người học hiểu được tác động của loại hình dịch vụ này đối với an sinh và phát triển kinh tế xã hội.
Mô tả học phần: Môn học Quản lý dịch vụ công cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản từ khái niệm đến vai trò, mục đích, các nguyên tắc hoạt động dịch vụ. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định dịch vụ hành chính công. Từ đó giúp người học hiểu được tác động của loại hình dịch vụ này đối với xã hội để xây dựng thái độ, văn hóa ứng xử phù hợp.
9.15. Kinh tế tài nguyên và môi trường (Environmental and Resource Economics) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Trang bị cho người học kiến thức căn bản về Kinh tế tài nguyên và môi trường. Từ đó, người học sẽ biết cách can thiệp như thế nào vào hệ thống kinh tế để giải quyết vấn đề môi trường một cách hiệu quả. Bằng việc cung cấp cho người học một trình tự logic: tìm hiểu về hệ thống kinh tế, hệ thống môi trường, nguyên nhân gây suy thoái môi trường và làm thế nào đê đánh giá được các giá trị tài nguyên môi trường vốn không có giá trị trên thị trường và từ đó người học được trang bị các kiến thức về kinh tế, các công cụ kinh tế nhằm hạn chế sự suy thoái môi trường
Mô tả học phần: Môn học Kinh tế tài nguyên và môi trường trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kinh tế học trong lĩnh vực môi trường, tài nguyên, các quan điểm về phát triển bền vững, và các quy tắc ứng xử với môi trường, tài nguyên. Từ đó môn học này giúp cho người học nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với nền kinh tế, và những tác động của hệ kinh tế đến môi trường, lý giải được các nguyên nhân kinh tế của ô nhiễm và suy thoái môi trường, qua đó đề ra những biện pháp kinh tế nhằm làm chậm lại, chấm dứt hoặc đảo ngược tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường.
9.16. Kinh tế nông nghiệp (Agricultural Economics) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Giúp học viên có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực kinh tế xã hội, cụ thể là kinh tế nông nghiệp. Đây là ngành kinh tế xuất hiện sớm cùng với sự phát triển của nhân loại nhưng đến nay vẫn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Từ đó giúp người học có cái nhìn đúng đắn về ngành kinh tế quan trọng để hình thành tư duy chính sách kinh tế của của địa phương và xa hơn nữa là quốc gia và các tổ chức quốc tế trong từng giai đoạn.
Mô tả học phần: Môn kinh tế nông nghiệp là một môn khoa học, cung cấp kiến thức về phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp, tạo giá trị đối với từng nhóm ngươi khác nhau trong xã hội thông qua giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đánh giá quá trình phát sinh, phát triển, bổ sung các hệ thống quan điểm kinh tế trong các hình thái kinh tế xã hội. Môn học giúp nâng cao nhận thức, cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp luận cho các nhà kinh tế.
9.17. Kinh tế công nghiệp (Industrial Economics) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Giúp học viên có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực kinh tế xã hội, cụ thể là kinh tế công nghiệp. Đây là ngành kinh tế giúp cải biến xã hội nhanh chóng, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Từ đó giúp người học có tư duy về ngành kinh tế quan trọng để hình thành tư duy chính sách kinh tế của của địa phương và xa hơn nữa là quốc gia và các tổ chức quốc tế trong từng giai đoạn.
Mô tả học phần: Môn kinh tế công nghiệp là một môn khoa học, cung cấp kiến thức về phát triển các mô hình kinh tế công nghiệp, phát triển quan hệ sản xuất công nghiệp. Xây dựng các mô hình phát triển công nghiệp, nâng cao tư duy chiến lược phát triển công nghiệp, góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước.
9.18. Kinh tế dịch vụ (Service Economics) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Giúp học viên có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực kinh tế xã hội, cụ thể là kinh tế dịch vụ. Đây là ngành kinh tế xuất hiện muộn cùng với sự phát triển và văn minh của nhân loại nhưng đến nay có tỷ trọng đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia.
Mô tả học phần: Môn kinh tế dịch vụ là một môn khoa học, cung cấp kiến thức về phát triển các ngành kinh tế dịch vụ hiện đại đặc biệt ngày nay các ngành dịch vụ có nhiều hàm lượng công nghệ. Chỉ ra sự đóng góp giá trị của ngành dịch vụ đối với từng nhóm nước khác nhau trên thế giới. Đánh giá quá trình phát sinh, phát triển, mô hình kinh tế dịch vụ trong xã hội. Môn học giúp nâng cao nhận thức, cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp luận cho các nhà kinh tế. Từ đó giúp người học có cái nhìn đúng đắn về ngành kinh tế quan trọng để hình thành tư duy chính sách kinh tế của của địa phương và xa hơn nữa là quốc gia.
9.19. Thực tập 1 (Internship Project 1) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần:Phát triển tư duy khoa học cho vấn đề nghiên cứu, tư duy chiến lược cho vấn đề quản lý trong lĩnh vực kinh tế
Mô tả học phần:
Học phần tạo cơ hội cho học viên với thực tế được nhìn thông qua lăng kính khoa học, được trình bày bởi các chuyên gia trong ngành có kiến thức sâu rộng. Phát triển tư duy khoa học cho vấn đề nghiên cứu, tư duy chiến lược cho vấn đề quản lý trong lĩnh vực kinh tế, vận dụng vào chính công việc của học viên đang làm thông qua các báo cáo/ tiểu luận trong quá trình nghiên cứu để giải quyết những vấn đề tồn tại cũng như đề xuất các hàm ý chính sách cho công tác quản lý tốt hơn.
9.20. Thực tập 2 (Internship Project 2) 3 tín chỉ
Môn học trước: không
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần:Phát triển tư duy khoa học cho vấn đề nghiên cứu, tư duy chiến lược cho vấn đề quản lý trong lĩnh vực kinh tế
Mô tả học phần:
Học phần tạo cơ hội cho học viên với thực tế được nhìn thông qua lăng kính khoa học. Phát triển tư duy khoa học cho vấn đề nghiên cứu, tư duy chiến lược cho vấn đề quản lý trong lĩnh vực kinh tế, vận dụng vào chính công việc của học viên đang làm thông qua các nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, đề xuất giải pháp trong quá trình nghiên cứu để giải quyết những vấn đề tồn tại cũng như đề xuất các hàm ý chính sách cho công tác quản lý tốt hơn.
9.21. Chuyên đề (Seminar) 3 tín chỉ
Môn học trước: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Môn học tiên quyết: không
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần:
Mục tiêu học phần:Học phần tạo cơ hội cho học viên phát triển tư duy học thuật, phát triển kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng các vấn đề, giải pháp mới trong lĩnh vực quản lý kinh tế tại cơ quan, đơn vị đang công tác.
Mô tả học phần: Học viên nghiên cứu và ứng dụng những vấn đề từ khoa học, từ thực tiễn, sáng kiến mới trong lĩnh vực quản lý kinh tế và trình bày trước hội đồng khoa học. Thông qua đó để cải tiến, hoàn thiện các hoạt động trong lĩnh vực công tác của mình.
9.22. Đề án tốt nghiệp (Graduate Thesis) 9 tín chỉ
Môn học trước: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Môn học tiên quyết: Chuyên đề
Tóm tắt nội dung môn học:
Mục tiêu học phần: Giúp cho học viên hình thành khả năng phân tích, giải thích, lập luận để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản lý kinh tế, đồng thời rèn luyện thêm kỹ năng tổng hợp kiến thức đã học; thu thập và xử lý thông tin; phân tích, đánh giá thực tiễn; đề xuất, lựa chọn phương án giải quyết vấn đề.
Mô tả học phần: Học viên nghiên cứu, phân tích được cách thức hoạt động của các doanh nghiệp, tính toán, phân tích, xây dựng mô hình quản lý kinh tế tại doanh nghiệp, đề xuất và ứng dụng các giải pháp mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện hoạt động quản lý kinh tế, kinh doanh tại doanh nghiệp.
10. Cơ sở vật chất phục vụ học tập
10.1. Các xưởng, phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm quan trọng
Số TT
|
Loại phòng học
(Phòng học, giảng đường, phòng học đa phương tiện, phòng học ngoại ngữ, phòng máy tính…)
|
Số lượng
|
Diện tích (m2)
|
Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ giảng dạy
|
Tên thiết bị
|
Số lượng
|
Phục vụ học phần/môn học
|
|
Phòng Học Khu A (A102; A104; A108)
|
3
|
40
|
|
|
Phục vụ các học phần lý thuyết
|
|
Phòng Học Khu B (B.305: B306, B307)
|
3
|
60
|
|
|
Phục vụ các học phần lý thuyết
|
|
Khu Tòa Nhà Trung tâm (A3. 301; A3.302)
|
2
|
26
|
|
|
Phục vụ các học phần lý thuyết
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10.2. Thư viện, trang Web
- Diện tích thư viện: 2.200 m2; Diện tích phòng đọc: 580 m2
- Số chỗ ngồi: 250; Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 40
- Phần mềm quản lý thư viện: NIBOL
- Số lượng sách: 398.655 cuốn (gồm 31.649 đầu sách)
- Thư viện điện tử: http://thuvien.hcmute.edu.vn hoặc http://lib.hcmute.edu.vn
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
PGS.TS Lê Hiếu Giang
|
Tp. HCM, ngày soát xét, 31 tháng 8 năm 2022
TRƯỞNG KHOA
TS. Đàng Quang Vắng
|