TƯ VẤN


 

 


TIẾNG ANH
THƯƠNG MAI
     
YOUTUBE
      
               
HOẠT ĐỘNG

      
 
Tác giả :
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA KINH TẾ
Số:  58/BB /KKT  Tp. HCM, ngày 15  tháng   10  năm  2014



             TỔNG HỢP CÂU HỎI ĐỐI THOẠI SINH VIÊN CẤP KHOA


PHẦN 1: CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO

Câu hỏi 1: Đề xuất khoa liên hệ với các doanh nghiệp, tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu đối thoại giữa các doanh nghiệp và sinh viên nhằm tạo cơ hội cho các sinh viên có cơ hội nắm bắt được các yêu cầu đối với sinh viên chuyên ngành kinh tế mới ra trường.
Trả lời:
Hiện nay, Khoa đang liên hệ với công ty CP Kinh Đô để xúc tiến việc tham quan nhà máy sản xuất tại Bình Dương. Số lượng: 120 sinh viên, yêu cầu có học lực từ 6,5 trở lên (ưu tiên cho sinh viên khóa 2011), xe công ty đưa rước, thời gian dự kiến giữa tháng 6/2014. Sinh viên đăng ký tham quan cho cố vấn học tập theo mẫu thông báo sẽ được đăng trên web Khoa sau khi Khoa làm việc thống nhất với phía công ty.
Ngoài ra các lớp muốn tham quan nhà máy có thể lập danh sách, liên hệ Khoa để được hỗ trợ liện hệ chỗ tham quan (lưu ý: chi phí đi lại do các lớp tự lo).
Việc thực hiện mời doanh nghiệp về Trường để tổ chức hội thảo, giao lưu Khoa vẫn tổ chức định kỳ 1 lần/ năm nên các bạn sinh viên lưu ý theo dõi lịch để tham gia.

Câu hỏi 2: Sinh viên không đủ điều kiện thực tập sớm do chưa đủ số tín chỉ tích luỹ theo quy định, nhưng có nguyện vọng thực tập sớm thì BCN Khoa có thể xem xét và hỗ trợ không?
Trả lời:

Khi muốn thực tập sớm sinh viên phải đáp ứng theo đúng quy định của Khoa (theo thông báo đã được đăng trên website Khoa).

Câu hỏi 3: Sinh viên muốn mở lớp học lại trong hè, không đủ số lượng nhưng sẽ đóng học phí đủ theo 1 lớp 20 sinh viên thì có được mở lớp không?
Trả lời:

Việc mở lớp học lại Khoa thực hiện theo quy định của Phòng Đào tạo. Nếu số lượng sinh viên đăng ký ít hơn số lượng sinh viên quy định của phòng Đào tạo (hiện nay số lượng sinh viên tối thiểu đối với môn chuyên ngành trong quy chế 43 theo hướng dẫn của nhà trường là 30 sinh viên) thì môn học đó sẽ không được mở.

Câu hỏi 4: Sinh viên Khoa Kinh tế có thể học thêm văn bằng 2 không? (học song  song) Nếu có thể chúng em có thể học những ngành gì? Có thể học song song với ngành sư phạm Tiếng Anh không?
Trả lời:

Văn bằng 2 là hệ đào tạo dành cho người đã có 1 bằng đại học vì vậy nếu chưa có bằng đại học thì sinh viên không thuộc đối tượng được đăng ký thi và học VB2.
Sinh viên có thể học song song ngành SP tiếng Anh nếu đáp ứng yêu cầu học cùng lúc 2 ngành của Phòng Đào tạo (điều 17, quy chế 43), hoặc xem xét đăng ký dự thi và học tại chức ngành SP Tiếng Anh tại trường hoặc của 1 trường khác có đào tạo tại chức ngành này.

Câu hỏi 5: Giả sử em rớt môn tự chọn (Logic học) học kỳ sau em có thể chọn môn khác tương đương để trả nợ không? Môn đó là môn nào?
Trả lời:
Em có thể chọn các môn dưới đây (không trùng với môn đã học)
Kiến thức giáo dục đại cương: (Chọn 2 môn trong các môn: 04 tín chỉ)
STT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Ghi chú
1 PLSK320605 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
2 SYTH220505 Tư duy hệ thống 2
3 PRSK320705 Kỹ năng thuyết trình 2
4 INLO220405 Nhập môn logic học 2
5 IVNC320905 Cơ sở văn hóa Việt Nam 2
6 INSO321005 Nhập môn xã hội học 2
7 THTV220905 Tiếng Việt thực hành 2

Câu hỏi 6: Nếu môn học mình đăng kí ở học kì này bị hủy thì học kì sau có phải học lại môn đó không?
Trả lời:

Em phải trình bày cụ thể môn học bị hủy của em là môn học tự chọn hay môn học bắt buộc!? 
Nếu là môn học tự chọn thì các em có thể học thay thế bằng 1 môn học khác trong nhóm tự chọn. Nếu là môn học bắt buộc thì em phải đăng ký học lại môn học bị hủy đó vào học kỳ tiếp theo có mở môn học này.

Câu hỏi 7: Học cải thiện là như thế nào?
Trả lời:

Quy chế học cải thiện được đăng trên web của Phòng Đào tạo, sinh viên có thể vào trang web đọc thông tin chi tiết để nắm quy chế (Điều 12, quy chế 43).
(Sinh viên có thể đăng ký học lại để cải thiện điểm cho các học phần bất kỳ mà sinh viên có nhu cầu, điểm đánh giá học phần là điểm đánh giá cao nhất trong những lần học).

Câu hỏi 8: Học kì hè sinh viên có thể đăng kí học vượt hay học cải thiện được không? Xin cho chúng em biết thủ tục đăng ký như thế nào?
Trả lời:

Ở học kỳ hè nếu môn học có mở tụi em có thể đăng ký học vượt và học cải thiện nhưng lưu ý phải đáp ứng điều kiện về việc học vượt tại điều 10, quy chế 43 (sinh viên không nằm trong nhóm bị cảnh cáo/ thử thách học vụ và đáp ứng được điệu kiện tiên quyết của môn học vượt).

Câu hỏi 9: Các điều kiện cần để ra trường của ngành kế toán?
Trả lời:

Bạn cần trình bày rõ câu hỏi: điều kiện cần để ra trường nghĩa là để được nhận bằng tốt nghiệp (điều 27, quy chế 43) hay ra trường đáp ứng nhu cầu xã hội?

Câu hỏi 10: Sinh viên thấy thời gian kiến tập quá ngắn nhưng nội dung trong báo cáo thì quá nhiều, sợ không đủ thời gian và điều kiện để tìm hiểu.
Trả lời: 

Nội dung kiến tập đã được toàn thể giảng viên của Bộ môn KTTC thông qua do đó phù hợp với thời gian cũng như thời lượng của môn học.

Câu hỏi 11: Nếu sinh viên chỉ tự xin vào kiến tập được ở 1 công ty rất nhỏ, chỉ có 1 kế toán thì làm sao có thể mô tả được bộ máy kế toán như nội dung của báo cáo kiến tập, hoặc nếu sinh viên xin được vào công ty kiểm toán, ngân hàng thì có được không hay bắt buộc phải là mảng kế toán doanh nghiệp?
Trả lời: 

Dù công ty nhỏ chỉ có 1 nhân viên kế toán thì sinh viên vẫn có thể mô tả được bộ máy kế toán của công ty. Công ty kiểm toán, ngân hàng hay loại hình doanh nghiệp nào thì cũng có bộ phận kế toán do đó sinh viên vẫn có thể mô tả được bộ máy kế toán của công ty. Tuy nhiên, Bộ môn có khuyến khích sinh viên thực tập tại các công ty thực hiện chế độ kế toán tài chính để dễ tiếp cận hơn.

Câu hỏi 12: Xin Bộ môn kế toán cung cấp danh sách các công ty đã nhận sinh viên thực tập của khoa kinh tế SPKT và danh sách đề tài để làm cơ sở cho sinh viên liên hệ tìm công ty thực tập cũng như định hướng mảng đề tài.
Trả lời:

Hiện nay các thông tin này đã được đăng trên web Khoa, đề nghị sinh viên lên trang web để tải thông tin.

Câu hỏi 13: Sinh viên QLCN hỏi: Hè này em đăng ký thực tập sớm nhưng trong thời gian thực tập em có khó khăn không thể tiếp tục thực tập nữa, em muốn chuyển qua kỳ sau thì có được không ạ? Nếu vậy có ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của em không?
Trả lời:

Em có quyền chuyển qua kỳ sau, Nếu chưa đóng học phí thì không sao, chỉ cần báo với GVHD là được, còn đã đóng học phí thì phải xin rút tên

Câu hỏi 14: Khi đăng ký thực tập tốt nghiệp, nếu trước đó em đã thực tập rồi thì có thể lấy kết quả đó được không? 
Trả lời:

Thời gian em thực tập có được sự đồng ý của BCNK hay không. Kết quả thực tập đó có được sư đồng ý của GV hướng dẫn của em không. Thực tế việc thực tập của em nếu diễn ra như vậy thì chưa được sự cho phép của BCNK và không xác định được việc thực tập của em là có hay không nên kết quả đó sẽ không được công nhận.

Câu hỏi 15: Sinh viên phải đạt 80% tín chỉ thì mới được đăng ký thực tập nhưng em còn thiếu 3 tín chỉ mà em vẫn đi thực tập thì em có được công nhận điểm không ạ?
Trả lời:

Không được. Vì theo quy định phải đảm bảo số tín chỉ chung để đảm bảo kiến thức cơ bản, tạo nền tảng cho các em có thể tiếp cận kiến thức khi đi thực tập đảm bảo việc thực tập được hiệu quả. Điều đó để chứng tỏ những sinh viên hoàn thành được chương trình học sớm, ra trường sớm phải thật sự là sinh viên xuất sắc.


Câu hỏi 16: Nếu em còn nợ 6 bài Lý luận chính trị thì em có ra trường được không:
Trả lời:

Hiện nay chưa có quy định nào ràng buộc giữa 6 bài lý luận với việc ra trường. Tuy nhiên nếu còn nợ 6 bài lý luận thì sinh viên sẽ bị kỷ luật, sau này tốt nghiệp dù điểm TBC học tập của các em có được loại giỏi, khá thì cũng không được giấy khen. 
Nếu còn nợ điểm 6  bài lý luận chính trị thì các em phải học để trả hoàn thiện. (Liên hệ với văn phòng Đoàn trường).

Câu hỏi 17: Bảng đánh giá điểm Đoàn viên có ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng em không ạ?
Trả lời:

Giữa điểm đánh giá Đoàn viên và điểm học tập không có ảnh hưởng đến nhau. Thông qua bảng điểm đánh giá đó để đánh giá, phân loại đoàn viên, đánh giá điểm rèn luyện, đóng góp hoạt động Đoàn viên của sinh viên đó. Xét khen thưởng, học bổng hàng kỳ, hàng năm và toàn khoá của sinh viên.

Câu hỏi 18: Điều kiện để được làm khóa luận tốt nghiệp?
Trả lời:

Nằm trong 30% trên tổng số sinh viên có điểm cao trong ngành đó (theo điều kiện từ trên xuống), Sinh viên không còn nợ môn, điểm trung bình chung từ 7.0 trở lên, điểm báo cáo thực tập tốt nghiệp từ 8 điểm trở lên.

Câu hỏi 19: Khoa có hỗ trợ tìm chỗ thực tập không?
Trả lời:

Trên nguyên tắc sinh viên tự tìm đơn vị thực tập, khoa đã đăng danh sách các công ty có sinh viên khóa trước thực tập để các em tham khảo và liên hệ. Ngoài ra, khoa vẫn luôn có sự hỗ trợ giới thiệu các đơn vị thực tập cho các em trên cơ sở quen biết.

Câu hỏi 20: Kế hoạch thực tập như thế nào?
Trả lời:

Mọi thông tin đầy đủ đã đăng trên trang Web khoa Kinh tế. Sinh viên có thể xem để thực hiện đúng tiến độ.

Câu hỏi 21. Điểm khóa luận tốt nghiệp có sự chênh lệch giữa các hội đồng?
Trả lời:

Việc phân công Hội đồng bảo vệ khóa luận được khoa, bộ môn xem xét một cách kỹ lưỡng dựa trên chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy của từng giáo viên. Công tác phản biện, chấm bài cũng được quy định cụ thể theo từng thang điểm để có cơ sở đánh giá và chấm điểm một cách chính xác, công bằng nhất cho các em. Không có sự chênh lệch điểm giữa các hội đồng.

Câu hỏi 22: Có nhất thiết phải xin con dấu của đơn vị thực tập không? 
Trả lời:

Con dấu của đơn vị thực tập bắt buộc phải có để minh chứng cho việc sinh viên có thực tập ở công ty đó hay không.

Câu hỏi 23: Việc kiến tập đối với sinh viên ngành Kế toán?
Trả lời:

Bộ môn đã gửi nội dung, kết cấu, báo cáo kiến tập cho cố vấn học tập. Sinh viên có thể tổ chức họp lớp để được phổ biến lại rõ nhất.

Câu hỏi 24. Thời hạn đổi đề tài? Tổng thời gian thực tập của sinh viên là bao nhiêu?
Trả lời:

Theo kế hoạch học vụ sinh viên có thể thay đổi đề tài trong hai tuần đầu thực tập. Tuy nhiên sinh viên nên có kế hoạch để hoàn thành thực tập tốt.
Tổng thời gian thực tập của các em là 10 tuần. Sinh viên xem kỹ kế hoạch học vụ trên web khoa.

Câu hỏi 25: Học phần GDQP có quan trọng và bắt buộc không?
Trả lời:

GDQP là một học phần bắt buộc trong chương trình. Kết thúc khóa học Sinh viên sẽ được cấp chứng chỉ. Sinh viên liên hệ phòng Đào tạo đê nhận chứng chỉ đó, lưu ý nhận theo kế hoạch và theo lớp, chứ không liên hệ rải rác.

Câu hỏi 26: Em bị rớt môn “tài chính – tiền tệ” nhưng khi em học là 4 chỉ, đến nay môn này còn 3 chỉ, thì như thế nào?
Trả lời:

Các môn thay đổi số tín chỉ đã được bộ môn lập danh sách môn tương đương với phòng đào tạo, các em cứ đăng ký học bình thường.

Câu hỏi 27: Thời gian thực tập là năm 4, nhưng nếu năm 3 một số bạn muốn đi thực tập để năm 4 không đi thì có được không?
Trả lời:

Các em có thể xin đi thực tập sớm nhưng phải cân nhắc xem đã có đủ kiến thức chuyên ngành chưa và đi thực tập phải bảo đảm số thời gian tương ứng với số tín chỉ thực tập.

Câu hỏi 28: Nếu sinh viên không tự tìm được công ty thực tập bằng mọi cố gắng thì khoa có thể giúp đỡ sinh viên để có công ty nhận thực tập hay không?
Trả lời:

Sinh viên phải tự tìm công ty thực tập, nếu không tìm được có thể làm đơn xin hoãn thực tập.

Câu hỏi 28: Nếu sinh viên về quê thực tập thì vấn đề liên hệ với giáo viên hướng dẫn như thế nào?
Trả lời:

Trong thời gian đi thực tập Sinh viên chịu sự quản lý của giáo viên hướng dẫn, do đó sinh viên phải xin phép GVHD và phải thực hiện đúng kế hoạch thực tập theo lịch học vụ của Khoa và của GVHD.

PHẦN 2: CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH

Câu hỏi 1: Để ra trường thì phải có 4 hay 16 ngày công tác xã hội?
Trả lời:

Theo “quy định về tổ chức thực hiện chương trình công tác xã hội đối với sinh viên HCQ”  ban hành kèm theo QĐ số 224/QĐ ngày 09/12/2013  thì:
- Sinh viên phải tích luỹ số ngày CTXH tối thiểu/khoá đào tạo theo QĐ là 4 ngày với khoá đào tạo từ 4 năm trở lên (áp dụng cho khoá 2013 trở đi)
- Đối với khoá 2012 quy định sinh viên phải tích luỹ 3 ngày CTXH với khoá đào tạo từ 4 năm trở lên là 1 ngày với khoá dưới 4 năm. Hệ liên thông thì được miễn. Việc tích luỹ ngày CTXH của sinh viên được thực hiện trong suốt khoá học. sinh viên tự quyết thời gian hoàn tất số ngày tích luỹ của mình. Nhà trường khuyến cáo sinh viên không để dồn vào cuối khoá. sinh viên tích luỹ đủ ngày theo quy định mới được công nhận xét tốt nghiệp. Trường hợp có vấn đề về sức khoẻ nên sinh viên rất khó khăn không thể tham gia được các hoạt động công tác xã hội thì phải làm đơn kèm xác nhận về tình trạng sức khỏe của cơ quan y tế để nhà trường xem xét, miễn giảm.
Để rõ hơn về: nội dung công tác xã hội, mã hoá và quy đổi ngày CTXH. Cách tổ chức đánh giá công tác xã hội như thế nào thì các em có thể xem ở trang web của trường và của Khoa.

Câu hỏi 2: Sinh viên vùng cao có được giảm học phí hay không?
Trả lời:

V/v miễn giảm học phí cho các đối tượng miễn giảm được quy định tại công văn Số : 122 /HD/ĐHSPKT/CTHSSV (Hướng dẫn v/v thực hiện quy quy định miễn giảm HP). Có đăng tải trên trang web của trường và của Khoa sinh viên tự xem để biết mình thuộc đối tượng nào? Có thuộc đối tượng miễn giảm hay không?

Câu hỏi 3:  Học phí cho sinh viên năm cuối như thế nào?
Trả lời:

Đối với sinh viên năm cuối, đúng tiến độ các em còn đóng học phí 14 tín chỉ: gồm thực tập tốt nghiệp và ba môn thi tốt nghiệp hoặc khóa luận tốt nghiệp

Câu hỏi 4: Để ra trường cần tham gia công tác xã hội như thế nào?
Trả lời:

Sinh viên tìm hiểu trên Web Khoa ở QĐ 224/QĐ-ĐHSPKT-CTHSSV V/v “ ban hành quy định tổ chức thực hiện chương trình công tác xã hội cho sinh viên hệ chính quy”
PHẦN 3: CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠO ĐỨC HỌC ĐƯỜNG
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
Logo

Ngày 05/09/2023




         Copyright @ 2022, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh

         Địa chỉ: Số 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, TP.HCM
         Liên hệ: Văn phòng khoa Kinh tế
         P. A1-306 - Tòa nhà Trung tâm, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM
         Điện thoại: (+028) 3896 8641 - (+028) 3896 1333, ext: 8390, 8392
         Email: kkt@hcmute.edu.vn                                                                                                                                                                               

Truy cập tháng: 6,498

Tổng truy cập:6,498