TƯ VẤN


 

 


TIẾNG ANH
THƯƠNG MAI
     
YOUTUBE
      
               
HOẠT ĐỘNG

      
 
Tác giả :

ECO-DAYS IV, cánh én bay ngược chiều gió

Có những cánh én chở mùa xuân về…

ECO–DAYS IV: PASSION – thắp lửa đam mê

Trong một môi trường học tập dễ gây nhàm chán cho sinh viên như hiện nay, trong suốt 6 năm qua, cuộc thi diễn kịch tiếng Anh chủ đề Kinh tế ECO-DAYS đã là một cánh én bay ngược chiều gió, cần mẫn chuyên chở cơ hội được học thật, làm thật đến các thế hệ sinh viên, khơi gợi và khơi gợi lại cảm hứng cho sinh viên được thỏa sức sáng tạo và sống với đam mê. Tất cả bắt đầu từ ý định đưa phương pháp dạy học bằng dự án vào môn Anh văn Thương mại, thầy Hà Nguyễn Minh Quân (giảng viên khoa Kinh tế) đã lựa chọn hình thức diễn kịch tiếng Anh trên sâu khấu lớn trước hàng trăm khán giả để tạo hứng thú cho sinh viên rèn luyện sự tự tin khi viết, nói, trình bày và trình diễn bằng tiếng Anh. Dần dần, thầy đã tiếp tục áp dụng ECO-DAYS cho các môn Anh văn đại cương, Nhập môn ngành Quản lý Công nghiệp, Hành vi Tổ chức, Nhập môn Quản trị học, cũng như mở rộng sang đối tượng là sinh viên các khoa khác trong toàn trường. Mặc dù chưa nhận được nhiều quan tâm và thấu hiểu từ phía sinh viên cũng như các cá nhân, đơn vị, ECO-DAYS vẫn tiếp tục diễn ra và vẫn kiên định với mục tiêu đặt ra ban đầu.

Ngày 12/12/2016, sau 2 tháng tập luyện và thử sức với sân khấu lớn, mùa thứ IV của ECO-DAYS đã khép lại tại Hội trường lớn với những cảm xúc đan xen của khán giả, khi bùng nổ bằng những tràng cười sảng khoái với những nhân vật hài nam giả nữ, khi thú vị với khuôn mặt ngớ ngẩn của nhân vật Đậu “nhà quê” lần đầu lên thành phố, với hiệu ứng diễn slow motion – làm chậm cử động của nhân vật trong cảnh gia tộc vua Hùng bị khánh kiệt khi Sơn Tinh bất tài vô dụng thua Thủy Tinh, khi buồn bã lắng đọng cùng những vấn đề nhức nhối của xã hội như chồng bỏ vợ vì đồng tiền, những cái chết thương tâm do tai nạn giao thông, thực phẩm bẩn. Trong những vở kịch cải biên truyện xưa tích cũ này, cái Thiện, cái Ác đan xen nhau, đấu tranh và thỏa hiệp lẫn nhau tạo nên chiều sâu và sức hấp dẫn của mạch truyện.


Thông điệp của vở kịch “As the call, so the echo” (“Ác giả ác bảo, thiện giả thiện lai”)

của team 11 – The Tatum:“Hãy chấp nhận chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bạn.

Hãy hiểu rằng chính bạn sẽ đưa bạn tới nơi mà bạn mong muốn, chứ không phải ai khác”.

Diễn viên xuất sắc nhất Phạm Văn Tâm (SV năm 3 khoa Cơ khí Chế tạo máy) trong vai người chồng đang thể hiện cảnh đánh mất tình yêu của người vợ chân chính vì lòng tham và háo sắc. Phân đoạn xúc động này đã lấy đi nhiều nước mắt khán giả (Vở “Money comes and goes” – “Tiền đến và đi” của team 12 – team Rocket)

Vũ đạo tuyệt đẹp thể hiện nỗi lòng chất chứa nhiều tâm sự của nhân vật Đậu (vở “Got to believe” – “Trao niềm tin đến anh” của team 9 – team Storm)

Cảnh trí và trang phục trong cung vua Hùng được chú ý đầu tư chăm chút (vở “Son Tinh – Thuy Tinh, the untold story” – “Sơn Tinh – Thủy Tinh, chuyện chưa kể” của team 10 - team Tee)

Dù câu thoại tiếng Anh còn khá đơn giản và phát âm vẫn còn chưa hoàn toàn chuẩn xác, nhưng các diễn viên đã thu phục hoàn toàn trái tim khán giả bằng những giọt nước mắt thật trên sân khấu, bằng lối diễn tự nhiên, chân phương và rất đúng chất sinh viên. Một cuộc chơi lớn của sinh viên đã khép lại với giải nhất được dành cho team 12 - Rocket với vở kịch mang hơi hướng nhạc kịch“Money comes and goes” (“Tiền đến và đi”).

Đại diện 4 team vào chung kết và Diễn viên Xuất sắc nhất đang lắng nghe

nhận xét và nhắn nhủ của giám khảo Lê Mai Hiền Trang (giảng viên khoa Ngoại ngữ)

Để có được những giây phút thăng hoa trên sân khấu hôm nay, sinh viên đã trải qua quá trình tự học, tự sửa sai vất vả: “Nhớ lại những lúc chỉnh sửa kịch bản, cả đám chẳng ai giỏi Anh Văn cả, cùng nhau hí hoáy dò từ điển, sửa từ vựng, sửa ngữ pháp, từng chút từng chút một. Nhờ có "Eco", lần đầu tiên cảm thấy học tiếng Anh vui như thế!” (Thanh Tâm – team Storm, SV khoa Kinh tế). Quá trình hoàn thiện kiến thức và kỹ năng này của sinh viên đã diễn ra theo đúng chủ ý của thầy Minh Quân, đó là muốn sinh viên trải nghiệm trước; từ đó, sẽ tự mình chiêm nghiệm lấy những bài học cho bản thân. Đúng như kỳ vọng của thầy, team 8 đã lấy và làm theo câu khẩu hiệu: “Independent Thinking” (“Suy nghĩ độc lập”), vì “cái mà tụi em muốn đạt được là làm hết sức có thể và sẽ không đầu hàng trước những “storm” – “bão tố” của cả team” (Ngọc Quý, SV Khoa ĐTCLC).

ECO-DAYS IV: PATIENCE - kiên trì và nỗ lực

ECO-DAYS không chỉ là một cuộc thi diễn kịch tiếng Anh, mà là một môi trường tương tác để sinh viên phát triển kỹ năng qua việc xử lý các tình huống làm việc nhóm, quản lý quá trình tạo ra sản phẩm; từ đó, nâng cao nhận thức và ý thức, là “một chương trình từ đầu đến cuối, bạn bắt buộc phải làm việc chung với nhóm, phải dung hoà tất cả mọi thứ trong đó có cái "tôi" của mỗi cá nhân” (Thúy Hằng – ban tổ chức, SV khoa Kinh tế). Đó là cả một quá trình chuyển đổi bản thân theo hướng tích cực: “tôi đã tự mình cải thiện được tính lười tiếp nhận cái mới, lười làm quen với những mối quan hệ mới, cũng như cải thiện được tính trách nhiệm trong môi trường làm việc tập thể” (Lan Vy); “từ một con người nhút nhát, tôi đã tự tin đứng trên sân khấu biểu diễn cho hàng trăm khán giả xem; từ một con người buông thả, tôi đã biết làm việc tập thể, đã biết nhận trách nhiệm, đã biết điều hành tổ chức, đã biết tác phong công nghiệp; từ một người ít giao lưu, giờ đây, tôi đã có nhiều bạn bè đồng nghiệp; …còn nhiều hơn thế, tôi còn học được những kinh nghiệm của 1 thành viên BTC nữa!” (Ngọc Hải – phó ban tổ chức, SV khoa CKĐL).

Quá trình thai nghén một vở kịch là một quá trình tưởng chừng đơn giản, nhưng trăm ngàn gian khó: “Lúc đầu đã có những khó khăn lớn khi phải làm việc với những người bạn chưa quen, phong cách làm việc không hợp với mình, thời gian không ủng hộ phải chạy đôn chạy đáo. Có những ngày mệt rã tưởng chừng đã bỏ cuộc rút khỏi cuộc thi, nhưng nhờ sự động viên của các bạn, em đã trở lại và mạnh mẽ hơn bao giờ hết…rồi việc một thành viên rời khỏi nhóm giữa lúc mọi chuyện đang dở dang đã làm cả nhóm như sụp đổ. Cũng bởi lúc khó khăn nhất con người mới phát huy khả năng thích ứng. Bỏ qua mọi khác biệt …hướng đến lợi ích cho cả nhóm. Đoàn kết chính là chìa khóa giúp nhóm chúng em vượt qua được hoàn cảnh đó.…Khi diễn thử lần đầu, đứng trên sân khấu, cả nhóm run đến mức không còn nhớ thoại nhớ vai gì cả. Kết quả là một buổi diễn thử thất bại hoàn toàn, rồi lại tập, lại thay đổi. Ngày thi sơ kết, xác định tâm lý nhóm sẽ khó có thể đạt kết quả tốt, nhưng mọi người vẫn cố gắng hết mình cống hiến một vở kịch tâm huyết.” (Minh Quang – team Storm, SV khoa Xây dựng). Sinh viên Minh Toàn (team The Tatum, SV khoa CKĐL) đã định nghĩa ECO-DAYS chính là một hỗn hợp được trộn giữa công sức, mồ hôi và nước mắt.

Có thách thức, có vấp ngã và buông bỏ, như 1 team được vào chung kết nhưng lại không thể tiếp tục cuộc chơi. Nhưng cũng có những nỗ lực vượt khó, vượt giới hạn bản thân, giống như những cánh én nhỏ, dám đương đầu với gió lớn để bay vút lên trời xanh.

Để rồi, khi chia xa, thành viên của 1 team đã bật khóc nức nở suốt nhiều phút liền mà không thể kềm lại được.

Để rồi, sinh viên đã tự đúc kết nhiều bài học làm hành trang cho cuộc sống sau này:

-       Làm cho khán giả cười, đó chính là thành công lớn nhất của chúng ta!” (Đoan Trang – team The Tatum, SV khoa CNHH&TP)

-       Có thể tự tin khẳng định một điều: "Team 9 đã chơi hết mình!" và đó chính là điều quý giá nhất. (Thanh Tâm – team Storm, SV khoa Kinh tế)

Để rồi, “chỉ ở những chương trình như ECO-DAYS, tôi mới tìm được nguồn năng lượng, nguồn nhiệt huyết, mới thể hiện được sự đam mê của mình. Đối với tôi, những khoảng thời gian như 2 tháng vừa qua mới đúng là khoảng thời gian tôi được học Đại học một cách đúng nghĩa” (Ngọc Hải – phó ban tổ chức, SV khoa CKĐL). Để ECO-DAYS được kỳ vọng “là chương trình cần được duy trì và phát triển”, được mong chờ: “mong thầy hãy cố gắng thực hiện và nuôi dưỡng đứa con của thầy tới cùng” (Minh Đức – trưởng ban tổ chức, SV khoa ĐTCLC).


Những “cánh én” của ECO-DAYS IV

Để ECO-DAYS có thể tập hợp được nhiều cánh én bay cao, bay xa hơn nữa trên bầu trời học thuật và cuộc sống. Để nhiều cánh én có thể đảo ngược chiều gió, đủ sức đón mùa xuân tươi đẹp của những đổi mới giáo dục đến với ngôi trường ĐH Sưphạm Kỹ thuật dấu yêu.

Tin bài: Thu Anh (giảng viên Khoa Kinh tế)

Tin ảnh: Trần Quốc Duy (ban tổ chức ECO-DAYS IV, sinh viên Khoa Kinh tế)

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
Logo

Ngày 05/09/2023




         Copyright @ 2022, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh

         Địa chỉ: Số 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, TP.HCM
         Liên hệ: Văn phòng khoa Kinh tế
         P. A1-306 - Tòa nhà Trung tâm, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM
         Điện thoại: (+028) 3896 8641 - (+028) 3896 1333, ext: 8390, 8392
         Email: kkt@hcmute.edu.vn                                                                                                                                                                               

Truy cập tháng: 4,729

Tổng truy cập:15,018